Trong Đề án tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp dự kiến kết thúc hoạt động trong tháng 12/2024. Theo đó, chức năng và nhiệm vụ của Ủy ban này sẽ được chuyển giao cho Bộ Tài chính, các bộ chuyên ngành có liên quan.
Ngày 10/1, trên mạng xã hội đã xuất hiện thông tin, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone sẽ được chuyển về cho Bộ Công an quản lý. Báo Người Việt tại Mỹ cho hay, kèm theo là hình chụp văn bản công văn cho thấy MobiFone sẽ được chuyển sang Bộ Công an khi Ủy Ban Quản lý vốn Nhà nước đóng cửa.
Vẫn theo Báo Người Việt, việc này được cho là xuất phát từ lãnh đạo Bộ Công an chủ động đề nghị, để xin ý kiến thống nhất của Thủ tướng Phạm Minh Chính, tại cuộc họp diễn ra ngày 30/12/2024.
Theo giới quan sát, đầu năm 2025, truyền thông nhà nước đưa tin về việc “kết thúc hoạt động Ủy Ban Quản lý vốn Nhà nước”, nhưng dường như tránh không đề cập chi tiết về doanh nghiệp MobiFone. Nhưng, thông tin về doanh nghiệp này lại được thể hiện trong văn bản vừa kể.
Theo đó, trường hợp của Tổng Công ty Viễn thông MobiFone là ngoại lệ. Trong khi 18 Tập đoàn, và Tổng Công ty Nhà nước khác trực thuộc Ủy Ban Quản lý vốn Nhà nước sẽ được chuyển hết về Bộ Tài Chính.
Được biết, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Thông tin Truyền thông. Nhưng từ tháng 11/2018, quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đã được chuyển sang Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp.
Với lý do, bê bối tham nhũng “lớn” có tổ chức trong Vụ án MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG). Truyền thông quốc tế đã đưa tin về vụ án này, nhấn mạnh đây là một trong những vụ tham nhũng lớn nhất tại Việt Nam, liên quan đến nhiều quan chức cấp cao và gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước.
Các lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền thông, bao gồm cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn, đã chỉ đạo và phê duyệt thương vụ này khi chưa có quyết định về chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, đã gây thất thoát khoảng 7.000 tỷ đồng ngân sách nhà nước.
Đáng chú ý, trong vai trò của Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Tô Lâm khi đó đã ký 3 văn bản đều đóng dấu “Mật”, để thương vụ AVG bán trót lọt 95% cổ phần, gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng cho MobiFone. Với mục đích, được cho là đã tạo điều kiện tránh sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng.
Vụ án MobiFone mua 95% cổ phần AVG đã dẫn đến việc xét xử và kết án nhiều quan chức cấp cao, bao gồm án tù chung thân cho cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, và ông Trương Minh Tuấn, cựu bộ trưởng Thông Tin Truyền Thông, với bản án 14 năm tù.
Theo giới thạo tin, sở dĩ ông Tô Lâm “thoát nạn” ngoạn mục trong vụ án kể trên là nhờ sự che chở của Tổng Bí thư Trọng, cũng như sự bao che của cựu Thủ tướng Ba Dũng, vào thời điểm năm 2014 khi xảy ra vụ việc.
Trong bối cảnh thế và lực của Tổng Bí thư Tô Lâm hiện nay được cho là không suôn sẻ. Vậy tại sao câu chuyện Bộ Công an chủ động đề nghị MobiFone được chuyển về Bộ này quản lý lại nổi lên lúc này?
Không loại trừ khả năng các đối thủ chính trị của ông Tô Lâm, đặc biệt là phe tướng lĩnh quân đội sẽ khai thác để hồi tố vụ MobiFone, cũng như nhằm mở đường để Cơ quan Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng xem xét điều tra Tập đoàn Xuân Cầu Holdings, do Tô Dũng – em trai của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Đã có nhiều cáo buộc ông Tô Lâm sử dụng quyền lực của mình để tấn công các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu, tạo điều kiện cho Tập đoàn Xuân Cầu phát triển. Tuy nhiên, Tập đoàn Xuân Cầu có thể trở thành điểm yếu mà phe quân đội khai thác để đối phó với ông Tô Lâm. Việc này có thể đẩy ông Tô Lâm vào tình thế khó khăn, ảnh hưởng đến tương lai và số phận chính trị của ông Tô Lâm trước Đại Hội Đảng 14 đầu năm 2026.
Trà My – Thoibao.de